Tìm hiểu top 10 các triều đại phong kiến Việt Nam

Nội dung chính

Các triều đại phong kiến Việt Nam là gì? Nếu là dân sử học thì chắc bạn đã quá rành với khái niệm phong kiến cũng như dễ dàng điểm mặt được tên gọi của các triều đại phong kiến tại nước ta rồi. Nhưng với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu lịch sử thì khái niệm này cũng còn khá mới mẻ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về các triều đại phong kiến nước Việt cũng như muốn hiểu sâu hơn về khái niệm phong kiến thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Khái niệm phong kiến là gì?

Phong kiến được biết là 1 cấu trúc xã hội mà ở đó xã hội sẽ xoay quanh những mối liên kết hoạt động theo nguyên tắc lấy việc sở hữu đất đai để đổi lấy sức lao động. Theo giải thích của quyển từ điển Hán Việt thì: “Phong kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong”.

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Phong kiến là khái niệm dùng để phản ánh hình thức chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ chuyên chế thời xưa xoay vòng theo hình thức cha truyền con nối. Chế độ phong kiến bao gồm vua, địa chủ và phong địa cùng tầng lớp thấp nhất là nông dân. 

Vua là người đứng đầu trong bộ máy chính quyền, vua có quyền lực tối cao, tất cả mọi người phải phục tùng theo lệnh vua ban. Các bậc địa chủ hay còn được biết là các chư hầu sẽ là thuộc cấp dưới quyền của vua, họ phải phục tùng theo mệnh lệnh của nhà vua, phong địa là đất đai được phong cho chư hầu. Còn nông dân là những người dân nghèo không có bất cứ tài sản, đất đai của cải gì phải bán sức lao động cho địa chủ.

Tìm hiểu top 10 các triều đại phong kiến Việt Nam  

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều Ngô (939 – 965)

Tên quốc hiệu của Triều Ngô là Vạn Xuân. Sau khi đại thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền đã xưng vương và lập ra triều đại phong kiến nhà Ngô. Nhà Ngô sau 28 năm xưng đế đã bị lật đổ do Dương Tam Kha cướp ngôi, vị vua cuối cùng của nhà Ngô là Ngô Xương Xí. Thời điểm này đất nước loạn càng thêm loạn, các thủ lĩnh từ khắp mọi nơi không phục Dương Tam Kha, nhiều người đã đứng lên đấu tranh khiến quốc gia bị chia cắt thành 12 sứ quân. Tình hình loạn 12 sứ quân kéo dài đến hơn 20 năm và chỉ chấm dứt hoàn toàn khi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lập ra nước Đại Cồ Việt.

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều Đinh (968 – 980)

Tên quốc hiệu của Triều Đinh là Đại Cồ Việt đây cũng là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau khi đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước thì Đinh Bộ Lĩnh đã đóng đô tại Hoa Lư và lập ra nước là Đại Cồ Việt. Vào năm 979, vua Đinh và con trai trưởng bị ám hại, toàn bộ quyền lực được nắm giữ trong tay tướng quân Lê Hoàn, bởi lúc này Đinh Toàn được các triều thần đưa lên ngôi vua nhưng chỉ mới được 6 tuổi.

Trong tình thế khó khăn này thì nhà Tống lại nhân cơ hội kéo quân sang xâm lược nước ta. Vì bảo vệ đất nước và cũng vì nghĩ cho lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga – mẹ của Đinh Toàn đã  theo nguyện vọng các binh lính, tướng sĩ trao long bào cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều Tiền Lê (980 – 1010)

Tên quốc hiệu của Triều Tiền Lê là Đại Cồ Việt, nhờ vào sự hỗ trợ của Thái hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn lên ngôi vua, mở ra triều Tiền Lê với mục đích chính là lãnh đạo quân đội chống giặc ngoại xâm – Quân nhà Tống.

Triều Tiền Lê tồn tại đến năm thứ 30 sau khi thắng nhà Tống thì ngôi vua được truyền lại cho Lê Ngoại Triều – Vị vua mang nhiều tiếng xấu, không lo việc nước nhà, chỉ lo hưởng thụ vinh hoa phú quý. Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 – 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn quá nhỏ, dưới sự chỉ đạo của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vị Hoàng đế. Từ đó, cùng là sự kết thúc của Triều Tiền Lê.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều Lý (1010 – 1225)

Tên quốc hiệu của Triều Lý là Đại Việt. Đây cũng là triều đại phong kiến có thời gian tồn tại dài hơn 200 năm và cũng là triều đại duy nhất có nữ giới cầm quyền là Lý Chiêu Hoàng. Bên cạnh thời gian tồn tại thì triều Lý còn có nhiều thành tựu đáng chú ý tại đa dạng lĩnh vực như quân đội, Nho giáo, nghệ thuật công trình kiến trúc…. Tôn giáo được các vua Lý sùng bái là Phật Giáo.

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Vào ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở 1 hội lớn tại điện Thiên An, trước sự chứng kiến của toàn bộ bá quan văn võ, Lý Chiêu Hoàng tự cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều đại nhà Trần (1226 – 1400) 

Tại nhà Trần tên quốc hiệu vẫn là Đại Việt, đây được xem là triều đại hùng mạnh nhất nhờ vào lực lượng quân đội mạnh mẽ, thiện chiến cùng nhiều vị tướng tài. Tại Triều đại nhà Trần, nước ta đã chiến thắng nhiều trận đánh lớn, đuổi đánh quân xâm lược tan tác nhất là giặc Mông Cổ và giặc Nguyên. Gây ấn tượng và cũng vang danh nhất chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Năm 1289, Trần Quốc Tuấn được phong danh là “Hưng Đạo đại vương”. Cách gọi đúng và đầy đủ tước hiệu của Trần Quốc Tuấn là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”. Nhưng sau này người ta thường chỉ gọi tắt là Trần Hưng Đạo.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407) 

Nhà Hồ lấy tên quốc hiệu là Đại Ngu. Trái ngược với nhà Lý thì nhà Hồ là triều đại phong kiến chỉ tồn tại vỏn vẹn trong 7 năm. Dưới sự trị vì của vua Trần Nghệ Tông, Hồ Quý Ly là 1 cận thần được nhà vua hết lòng trọng dụng, càng về sau thì Hồ Quý Ly càng nắm giữ binh quyền lớn mạnh. Sau khi vua Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly bức vua Trần Thiếu Đế dời đô vào Thanh Hóa, giết hàng loạt quân thần và tước ngôi vua. Hồ Quý Ly tự xưng đế và sáng lập ra triều đại nhà Hồ.

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Năm 1406 Nhà Minh viện vào cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần, đã đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Quân dân nhà Hồ đã quyết liệt chống trả nhưng thất bại. Ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly, nhà Hồ kết thúc.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều đại Lê sơ, Hậu Lê (1428-1527)

Quốc hiệu thời Hậu Lê quay lại là Đại Việt, đây là triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử nước ta với 355 năm trị vì. Trong thời Hậu Lê cũng là triều đại thịnh vượng nhất, nước ta đã phát triển vượt bậc tại đa dạng lĩnh vực từ kinh tế, lãnh thổ cho đến quân sự. Trong triều đại phong kiến Hậu Lê trải qua 26 đời vua. Trong đó thời Lê sơ là 10 vị vua và thời nhà Lê Trung Hưng là 16 vị vua. Ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi – 1527, Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long ép vua Lê phải nhường ngôi, bắt vua và thái hậu phải tự tử. Triều Hậu Lê chấm dứt.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều Mạc (1527 – 1593)

Quốc hiệu triều mạc vẫn là Đại Việt. Sau khi đã ép vua và thái hậu nhà Lê tự tử, Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua thành công, tự xưng đế và lập ra nhà Mạc. Triều đại này vô cùng hỗn loạn, đánh đấu đất nước ta bị chia cắt thành 2 triều đại Nam triều và Bắc triều. Trong đó triều Mạc nằm ở Bắc triều. Sau 66 năm tồn tại, đến thời vua Mạc Toàn chiến đấu với quân Nam triều của nhà Lê – Trịnh thất bại. Chấm dứt triều đại nhà Mạc.

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai thế lực phong kiến này đều tạo căn cứ cho riêng mình, biến nước ta hệt như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. 

Sau khi nhà Mạc sụp đổ thì nổ ra sự kiện Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 150 năm. Đây là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong). Sự kiện này chỉ chấm dứt khi nhà Tây Sơn lật đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều đại Tây Sơn (1789 – 1802)

Quốc hiệu đất nước vẫn được giữ là Đại Việt. Sau khi anh em nhà Nguyễn hay còn được biết là quân Tây Sơn khởi nghĩa để thống nhất Đàng Trong thành công thì Nguyễn Phúc Ánh lại muốn giành lại giang sơn nên đã 2 lần cấu kết giặc Xiêm và giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta. Tình thế bắt buộc, Nguyễn Huệ phải lên ngôi vua và ông lấy danh hiệu là Quang Trung hoàng đế để đem quân lật đổ Đàng Ngoài, diệt giặc xâm lược, lập nên Triều đại Tây Sơn.

Khi vua Quang Trung đang chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời vào năm 1792. Nguyễn Quang Toản con vua Quang Trung vẫn còn nhỏ tuổi đã được đưa lên nối ngôi, không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra đánh chiếm Thăng Long. Kết thúc triều đại Tây Sơn.

Các triều đại phong kiến Việt Nam – Triều Nguyễn (1802-1945)

Đây là triều đại cuối cùng trong danh sách đồng thời cũng là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến của nước ta. Sau thời gian dài đấu tranh vào 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố chấm dứt chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây cũng là thời điểm chấm dứt triều đại nhà Nguyễn.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về khái niệm phong kiến cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam. Đừng quên theo dõi 1chamhotsale thường xuyên để không bỏ lỡ các kiến thức hữu ích khác nhé!

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN LÀ ĐỘNG LỰC CỦA CHÚNG TÔI

Click vào ngôi sao để đánh giá nha

Trung bình 0 / 5. Số lượng: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Related Posts