Chùa Tam Chúc ở đâu? 8 địa điểm bạn không nên bỏ qua tại Chùa Tam Chúc?

Nội dung chính

Chùa Tam Chúc ở đâu? Có gì tại Chùa Tam Chúc? Và đến Chùa Tam Chúc như thế nào? Là câu hỏi của không ít người. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu sơ lược về Chùa Tam Chúc 

Trước khi đến với câu hỏi Chùa Tam Chúc ở đâu? Thì bạn cần tìm hiểu sơ lược về chùa. Chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa có quy mô diện tích lớn nhất nhất thế giới ngày nay, chùa được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm lịch sử.

Chùa Tam Chúc vô cùng đặc biệt, xung quanh chùa được bao bọc bởi thiên nhiên hùng vĩ với phần mặt hướng hồ phần lưng thì tựa núi.

Dù chùa được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách của 1 ngôi chùa cổ Việt Nam.

Chùa Tam Chúc ở đâu
Chùa Tam Chúc ở đâu? 8 địa điểm bạn không nên bỏ qua tại Chùa Tam Chúc?

Chùa Tam Chúc rất phù hợp với chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Hương, 3 ngôi chùa này cùng tạo nên 1 hình tam giác “du lịch tâm linh” lớn nhất nước, đồng thời vị trí địa lý của 3 ngôi chùa này cũng vô cùng thuận tiện cho giao thông đi lại, tiềm năng du lịch vô cùng rộng mở.

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Chùa Tam Chúc tọa lạc ngay tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km và bạn cũng có rất nhiều cách để di chuyển đến chùa như dùng xe bus, xe khách hoặc xe máy, ô tô tự lái…

Nói cách khác, Chùa Tam Chúc (Tam Chuc Buddhist Culture Centre) là một chùa lớn và trung tâm văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Nó nằm tại khu vực Tam Chúc, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Đến Chùa Tam Chúc bằng phương tiện gì?

Xe bus 

Bạn có thể chọn xe bus đến chùa để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên di chuyển bằng xe bus sẽ mất khá nhiều thời gian và cũng hơi phiền vì bạn sẽ phải bắt ít nhất 2 chuyến để đến được Chùa Tam Chúc. Tuyến xe bus thường được sử dụng nhất lài tuyến bus 206 xuất phát từ bến Giáp Bát – Phủ Lý (vé xe khoảng 35.000 VNĐ/ lượt/ người).

Chùa Tam Chúc ở đâu
Chùa Tam Chúc ở đâu? Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc

Xe khách Hà Nội 

Đây cũng được xem là phương án đến chùa được nhiều du khách lựa chọn. Bạn hãy bắt tuyến xe khách Hà Nội – Hà Nam, vé xe khách tầm 50.000 VNĐ/ người. Sau đó dừng ở thị trấn Ba Sao và bắt xe ôm để vào chùa, chi phí xe ôm là từ 20.000 VNĐ – 30.000 VNĐ bạn nhé!

Lưu ý:  Một số tuyến xe khách sẽ chỉ dừng ở Phủ Lý – Hà Nam; nếu dừng ở đó thì bạn còn các Tam Chúc khoảng 10km và chi phí đi xe ôm vào chùa sẽ cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ thuê xe máy Hà Nam giúp chuyến đi thuận tiện hơn.

Nên đến Chùa Tam Chúc vào khoảng thời gian nào?

Sau khi đã biết Chùa Tam Chúc ở đâu? và cách di chuyển đến chùa thì chúng ta sẽ phải tiếp tục bàn về thời điểm đi chùa phù hợp.

Chùa sẽ mở cửa mỗi ngày để tiếp đón khách du lịch gần xa và chùa sẽ đóng cửa vào lúc 21 giờ đêm. Khung cảnh chùa vào buổi tối cũng huyền ảo, tịnh tâm. Nếu quá bận rộn với công việc thì bạn vẫn có thể ghé thăm vào buổi tối để thả lỏng tâm hồn.

Chùa Tam Chúc ở đâu
Chùa Tam Chúc ở đâu? Thời gian đi du lịch Tam Chúc đẹp nhất

Nếu có dịp đến thăm Tam Chúc thì thời điểm thích hợp để du lịch chùa Tam Chúc thường rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 cùng tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Bởi lẽ, khoảng tháng 8 đến tháng 10 là mùa sen, đây là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất. Đồng thời, khí hậu và nhiệt độ ở tỉnh Hà Nam lúc này cũng đã khá dịu mát.

Ngoài ra bạn cũng có thể đến đây vào đợt tháng Giêng – tháng 3 bởi đây là mùa lễ hội của khu vực. Sẽ có rất nhiều hoạt động vui nhộn, hấp dẫn diễn ra vào khoảng thời gian này. Cứ mỗi mùa xuân nhà chùa sẽ có lễ khai hội và thông báo những lễ hội được diễn ra trong năm.

Vậy có gì tại Chùa Tam Chúc mà hấp dẫn nhiều người thế?

Chùa Tam Chúc có nhiều điểm hấp dẫn cho người thực thi và du lịch gồm:

  • Tầm nhìn đẹp: Chùa Tam Chúc có tầm nhìn rộng lớn và đẹp mắt trên một vùng đất rộng lớn với nhiều khung cảnh đẹp.
  • Kiến trúc đẹp: Chùa Tam Chúc được thiết kế với kiến trúc đẹp và sang trọng, đặc biệt là các đò chùa và tượng Phật lớn.
  • Văn hóa Phật giáo: Chùa Tam Chúc cung cấp cho người tham quan cơ hội trải nghiệm và hiểu hơn về văn hóa Phật giáo và lịch sử tại Việt Nam.
  • Nơi tập niệm: Chùa Tam Chúc là một nơi tuyệt vời để tập niệm và cầu nguyện cho các đạo sĩ và tín đồ Phật giáo.
  • Trải nghiệm du lịch: Chùa Tam Chúc cung cấp cho du khách một trải nghiệm du lịch độc đáo và giá trị, gồm tham quan, tập niệm, và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo.

Cụ thể:

1. Nhà khách Thủy Đình

Nhà khách Thủy Đình là địa điểm mà bạn cần đến để check – in và mua vé lên thuyền, đồng thời bạn có thể tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa. Bên trong Thủy Đình được bày biện, trang trí vô cùng trang nghiêm. Xung quanh nhà khách đều được đặt các bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh toàn bộ cảnh quan của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

2. Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan được xây dựng với quy mô cực khủng, đi từ xa bạn đã có thể cảm nhận được sự uy nghiêm tráng lệ của cổng chùa này.. Trước cổng là 1 bến thuyền và đây cũng là điểm trả khách của xe điện.

Nếu đến đây bằng xe ôm thì bạn cần đi bộ bởi có lệnh cấm không được chạy xe ôm vào khu vực này. Cạnh bên cổng Tam quan là 2 con đường lớn và bạn có thể đi bộ trên 2 con đường này để có thể lên đến các chính điện lớn của chùa Tam Chúc. 

Chùa Tam Chúc ở đâu
Chùa Tam Chúc ở đâu – Hình ảnh cổng Tam Quan

3. Tam điện nguy nga 

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật và mỗi vị Phật lại mang ý nghĩa thiêng liêng khác nhau.

Điểm chung duy nhất cả Tam điện chính là cả 3 điện đều được đặt 4 bức phù điêu bằng đá được các nghệ nhân tự tay tạc thủ công, điểm đặc biệt là những loại đá này được lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

Trên những bức phù điêu trong Phật điện Tam Chúc đều mang một câu chuyện riêng về cuộc đời của Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang cao. Khi bạn càng lên cao thì cảnh sắc xung quanh sẽ càng đặc sắc và khiến bạn ngỡ ngàng hơn.

Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thác nước lớn nhưng dòng chảy khá nhẹ nhàng, xung quanh thác nước lại được bao bọc bởi những hàng cây xanh tươi tốt. Tất cả hệt như 1 bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đặc sắc.

4. Điện Quan Âm 

Ngoài tam điện nguy nga tráng lệ thì không thể không nhắc đến điện Quan Âm của chùa Tam Chúc, nơi linh thiêng thờ Phật nghìn tay nghìn mắt.

Đây là chính điện đầu tiên mà bạn sẽ gặp khi vừa đi qua Cổng Tam Quan. Như bạn có thể thấy dù đã qua 1 thời gian dài nhưng bức tượng được chạm khắc tinh xảo vẫn toát lên 1 vẻ đẹp uy nghiêm, thoát tục có thể nhận thấy sự dụng tâm không ít có những thợ điêu khắc.

Chùa Tam Chúc ở đâu
Chùa Tam Chúc ở đâu- Hình ảnh Điện Quan Âm

5. Điện Pháp Chủ

Bên cạnh Điện Quan Âm thì Điện Pháp Chủ cũng sẽ giúp bạn được mở mang tầm mắt khi tọa lạc tại đây là pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á sở hữu cân nặng lên đến 200 tấn.

Bảo điện này được thiết kế với hai tầng mái cong, có độ cao gần 31m, phần mặt sàn rộng hơn 3.000 mét vuông. Có thể đón tiếp lượng lớn du khách tham quan.

6. Điện Tam Thế 

Đến với Điện Tam Thế bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng ba tác phẩm điêu khắc tâm linh cực ấn tượng là 3 pho tượng phật được làm bằng đồng đen, đặt ngay giữa chính điện.

Ba pho tượng này cũng là biểu tượng có ý nghĩa tượng trưng cho 3 khoảng thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi tham quan 3 pho tượng Phật  này, khi vòng qua phía sau bạn có thể dễ dàng nhận thấy có một bức phù điêu hình chiếc lá bồ đề. Lá bồ đề này là tượng trưng cho cây Bồ Đề 2125 năm tuổi – báu vật của đất nước Sri Lanka.

7. Chùa Ngọc

Để đến được chùa Ngọc bạn cần vượt qua rất nhiều bậc thang cao, nên đây cũng được xem là một thử thách lớn cho các du khách.

Nhưng khi đã đến được Chùa Ngọc bạn sẽ cảm thấy công leo bậc thang của mình hoàn toàn xứng đáng bởi bên cạnh chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hoành tráng nhìn từ trên cao thì bạn còn được ngắm nhìn ngôi chùa được xây hoàn toàn từ đá granite vô cùng tráng lệ.

Dù ngôi chùa khác nhỏ, diện tích sàn chỉ khoảng 13m nhưng cân nặng của chùa Ngọc lên đến 2000 tấn.

Chùa Tam Chúc ở đâu
Chùa Tam Chúc ở đâu – Hình ảnh chùa Ngọc

8. Đình Tam Chúc

Và điểm tham quan cuối cùng được nhắc đến trong danh sách chính là Đình Tam Chúc. Đình được nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu zích zắc bắc ngang hồ Lục Ngạn.

Ngôi đình này dùng để thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Đình Tam Chúc được đặt nằm giữa hồ nước rộng lớn, mặt hồ có 6 quả núi nhỏ, đáy hồ có rất nhiều loài thủy sinh vật sinh sống.

Khi có cơ hội đến đây vào mùa sen nở và dạo bước trên hồ bạn sẽ có cảm giác như được lạc vào chốn thần tiên.

Hành trang chuẩn bị trước khi đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Để có một chuyến du lịch tốt nhất tại Chùa Tam Chúc, bạn nên chuẩn bị những điều sau:

  1. Quần áo thích hợp: Chùa Tam Chúc Hà Nam là một nơi tôn vinh và tôn trọng Phật giáo, vì thế bạn nên mặc quần áo lịch sự và trang nghiêm.
  2. Giấy tờ tùy thân: Bạn nên mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, và số tiền cần thiết cho chuyến du lịch của mình.
  3. Dụng cụ cầu nguyện: Nếu bạn muốn cầu nguyện tại Chùa Tam Chúc, bạn nên mang theo những dụng cụ cần thiết như đèn, hoa, và tiền xu.
  4. Sức khỏe: Bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình trước khi đi du lịch để đảm bảo mình có thể tận hưởng một chuyến du lịch tốt nhất.
  5. Thông tin du lịch: Bạn nên tìm hiểu thông tin về Chùa Tam Chúc trước khi đi, bao gồm giờ mở cửa, lịch sử, và các hoạt động có sẵn.

Một số link mua sản phẩm trước khi đi du lịch bạn có thể cần:

Hà Nội:

Hồ Chí Minh:

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Chùa Tam Chúc ở đâu? Cũng như đã cung cấp đầy đủ 1 số kiến thức hữu ích khác liên quan đến Chùa Tam Chúc. Theo dõi 1chamhotsale thường xuyên để cập nhật những bài viết mới sớm nhất nhé!

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN LÀ ĐỘNG LỰC CỦA CHÚNG TÔI

Click vào ngôi sao để đánh giá nha

Trung bình 0 / 5. Số lượng: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Related Posts